Tin tức
NGÀNH CAO SU CHUẨN BỊ GÌ ĐỂ BƯỚC VÀO CHU KỲ TĂNG GIÁ MỚI?
www.irbrubber.vn

Các chuyên gia dự báo trong giai đoạn trung hạn từ năm 2021 – 2024, giá cao su thế giới có thể sẽ bước vào chu kỳ tăng giá mới do nguồn cung cao su đang giảm dần. Xuất khẩu cao su của Việt Nam có thể hưởng lợi về giá.

Thống kê từ Tổng cục Hải quan, ước tính tháng 6/2021, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 130.000 tấn, trị giá 221 triệu USD, tăng hơn 57% về lượng và tăng 54,2% về trị giá so với tháng 5/2021.

So với tháng 6/2020 giảm 4,7% về lượng, nhưng tăng hơn 36% về trị giá; giá xuất khẩu bình quân ở mức 1.700 USD/tấn, giảm gần 2% so với tháng 5/2021, nhưng tăng 42,8% so với tháng 6/2020.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cao su đạt khoảng 681.000 tấn, trị giá 1,15 tỷ USD, tăng 41,3% về lượng và tăng gần 80% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.

Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ngoài việc đóng cửa nhà máy do đại dịch và tình trạng thiếu chip, ngành công nghiệp sản xuất ô tô toàn cầu đang tiếp tục phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn cung cao su. Mặt khác, nguồn cung cao su toàn cầu bị ảnh hưởng do tình trạng thiếu container vận chuyển, cùng với việc Trung Quốc tăng cường dự trữ và dịch COVID-19 diễn biến phức tạp cũng ảnh hưởng đến sản lượng cao su cung cấp ra thị trường.

Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo trong giai đoạn trung hạn từ năm 2021 – 2024, giá cao su thế giới có thể sẽ bước vào chu kỳ tăng giá mới do nguồn cung cao su đang giảm dần. Xuất khẩu cao su của Việt Nam có thể hưởng lợi về giá. Tuy nhiên, ngành sản xuất, chế biến cao su cần đẩy mạnh chế biến, giảm dần xuất khẩu thô để cao su Việt Nam đạt giá trị cao hơn trên thị trường quốc tế.

Đáng chú ý, thời gian gần đây, Campuchia đang nổi lên là quốc gia rất tiềm năng trong phát triển ngành cao su. Theo báo cáo của Bộ Nông, Lâm và Ngư nghiệp Campuchia, trong 6 tháng đầu năm 2021, nước này đã xuất khẩu được 132,17 nghìn tấn cao su tự nhiên, trị giá 221,67 triệu USD, tăng 7,2% về lượng và tăng 38,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, giá xuất khẩu bình quân cao su ở mức 1.677 USD/tấn, tăng 28,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Cao su Campuchia được xuất khẩu chủ yếu sang Việt Nam, Malaysia, Trung Quốc , Singapore, Nhật Bản và một số ít sang thị trường Liên minh châu Âu.

Các nhà đầu tư đang tìm cơ hội từ ngành cao su đang phát triển tại Campuchia. Nhiều dự án nhà máy sản xuất lốp xe đang chờ cấp phép khi thấy nguồn cung cao su nội địa của Campuchia tăng. Diện tích trồng cao su của Campuchia hiện đạt 401.160ha, trong đó 292.500ha (72%) là cây cao su trưởng thành có thể khai thác mủ.

Tin tức khác
15/12/2022
Các chuyên gia dự báo trong giai đoạn trung hạn từ năm 2021 - 2024, giá cao su thế giới…
15/12/2022
Cây cao su có tên khoa học là (Hevea brarileneis) thuộc họ thầu dầu, có nguồn gốc từ Nam Mỹ.…
15/12/2022
Cao su tự nhiên là một polyme của isoprene, một hợp chất hữu cơ. Một số quốc gia ở Đông…
15/12/2022
Cả cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp đều giữ một vị trí quan trọng trong ngành công…
15/12/2022
Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 11/2021 ước tính đạt khoảng 210 nghìn tấn, trị giá 354…
15/12/2022
11 tháng vừa qua, xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đạt 1,7 triệu tấn với giá trị…
15/12/2022
Theo thống kê, ở nước ta diện tích cao su tiểu điền còn chiếm tỷ lệ khá lớn, khoảng 53%…
15/12/2022
Giá cao su đã quay đầu tăng lên cao nhất trong hơn 3 tháng gần đây nhờ các yếu tố…

Đối Tác