Tin tức
THỰC TRẠNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT SẢN PHẨM CAO SU - NHỰA NGÀNH CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ

Thuộc ngành công nghiệp hỗ trợ, các sản phẩm nhựa và cao su của Việt Nam cũng đang dần phải được tiêu chuẩn hóa nhằm phù hợp với xu hướng hội nhập và đáp ứng những chuẩn mực quốc tế mà Việt Nam cam kết thực hiện. Hiện nay, sự phát triển của ngành nhựa – cao su có nhiều thay đổi và tính cạnh tranh ngày càng cao trong việc sản xuất các sản phẩm nói chung và sản phẩm cao su – nhựa ngành công nghiệp hỗ trợ nói riêng. Theo đó, mục tiêu cần được hướng đến là nâng cao khả năng cung ứng sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cho các doanh nghiệp công nghệ cao đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm nhựa cao su truyền thống.

Giai đoạn từ 2016 – 2020, trên cả nước có hơn 3.000 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực cao su – nhựa. Trong đó, 70% Doanh nghiệp thuộc TP.Hồ Chí Minh với hơn 120 hội viên của Hội Cao su – Nhựa TP. Hồ Chí Minh đang sản xuất 30% lốp xe hơi, 50% lốp xe hai bánh, 70% cao su kỹ thuật,… Năm 2020, tỷ trọng đóng góp của ngành vào khoảng 15,75%, giảm 1,25% so với năm 2013.

Các sản phẩm cao su – nhựa ngành công nghiệp hỗ trợ chủ yếu được tiêu thụ thị trường trong nước, với khoảng 92% doanh thu. Nhìn chung năng lực cung ứng và sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất nhựa – cao su còn thấp: đáp ứng được 85-90% nhu cầu của ngành sản xuất, lắp ráp xe máy; 20% nhu cầu của ngành sản xuất, lắp ráp ô tô; 40% nhu cầu của ngành điện tử gia dụng; 15% nhu cầu của ngành điện tử tin học, viễn thông và 5% nhu cầu của ngành công nghiệp công nghệ cao. 

Một số sản phẩm cao su cơ bản được các doanh nghiệp trong công nghiệp hỗ trợ cao su sản xuất như: Cao su gác chân, giảm chấn, cao su đệm….Trong khi đó, đa phần những sản phẩm cao su cao cấp như dây đai truyền lực, phớt, ống cao su thủy lực…đều được nhập khẩu hoặc do các doanh nghiệp FDI cung cấp.

Có thể thấy chính sự manh mún trong phát triển ngành chưa tạo ra một chuỗi cung ứng khiến cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm cao su – nhựa ngành công nghiệp hỗ trợ phát triển chưa hiệu quả, các doanh nghiệp sản xuất đơn lẻ, không kết hợp tạo ra cụm sản phẩm, đồng thời chưa có sự đầu tư lớn về công nghệ sản xuất hiện đại, do đó, năng lực để làm các đơn hàng số lượng lớn và chất lượng cao còn rất hạn chế. Không chỉ vậy, một trong những thách thức lớn nhất của ngành chính là việc chịu sức ép cạnh tranh trực tiếp từ các sản phẩm nước ngoài, khi phần lớn các công ty này đều sản xuất theo chuỗi cung ứng toàn cầu, áp dụng cải tiến công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường. Do đó, để tăng sức cạnh tranh thị phần trong nước cũng như hướng đến xuất khẩu, các doanh nghiệp trong nước cần phải khắc phục các hạn chế trên.

Tin tức khác
15/12/2022
Các chuyên gia dự báo trong giai đoạn trung hạn từ năm 2021 - 2024, giá cao su thế giới…
15/12/2022
Cây cao su có tên khoa học là (Hevea brarileneis) thuộc họ thầu dầu, có nguồn gốc từ Nam Mỹ.…
15/12/2022
Cao su tự nhiên là một polyme của isoprene, một hợp chất hữu cơ. Một số quốc gia ở Đông…
15/12/2022
Cả cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp đều giữ một vị trí quan trọng trong ngành công…
15/12/2022
Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 11/2021 ước tính đạt khoảng 210 nghìn tấn, trị giá 354…
15/12/2022
11 tháng vừa qua, xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đạt 1,7 triệu tấn với giá trị…
15/12/2022
Theo thống kê, ở nước ta diện tích cao su tiểu điền còn chiếm tỷ lệ khá lớn, khoảng 53%…
15/12/2022
Giá cao su đã quay đầu tăng lên cao nhất trong hơn 3 tháng gần đây nhờ các yếu tố…

Đối Tác