Tin tức
Cao su trở lại đường đua tăng giá, dự báo sẽ không sớm hạ nhiệt

Giá cao su đã quay đầu tăng lên cao nhất trong hơn 3 tháng gần đây nhờ các yếu tố thuận lợi về nhu cầu, nguồn cung và tác động của giá dầu.

Những tháng đầu năm 2021, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt tăng cao do nhu cầu tăng và thị trường kỳ vọng vào sự phục hồi kinh tế thế giới sau đợt dịch năm 2020.

Tuy nhiên, sau đó liên tục sụt giảm do tình trạng thiếu container vận chuyển và các nước như Ấn Độ, Hàn Quốc và Thái Lan phải đối mặt với tình trạng số người nhiễm virus SARS-CoV-2 gia tăng, làm giảm sự kỳ vọng vào sự hồi phục kinh tế của khu vực.

Đến đầu tháng 10, đà sụt giảm của cao su đã có sự quay đầu rõ rệt và đang duy trì đà hồi phục.

Cụ thể, tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su tại thời điểm khảo sát vào lúc ngày 15h30 21/10 (giờ Việt Nam) giao kỳ hạn tháng 10/2021 ghi nhận mức gần 225 yen/kg, tăng 41 yen/kg, tương đương gần 23% so với mức đáy gần nhất hồi đầu tháng 9.

Diễn biến giao dịch của giá cao su trên sàn giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) (ĐVT: JPY/kg). (Nguồn: Trading Economics)

Trên Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 11/2021 được điều chỉnh lên mức 14.195 nhân dân tệ/tấn, tăng 200 nhân dân tệ, tương đương 1,43% so với giao dịch trước đó.

Nguyên nhân đảo chiều của cao su được cho là do giá dầu tăng cao. Bởi giá dầu và giá cao su thiên nhiên thường có mối quan hệ thuận chiều. Theo đó, giá dầu đi lên kéo theo giá cao su tổng hợp tăng, bởi dầu thô là nguyên liệu đầu vào sản xuất cao su tổng hợp, đồng thời kéo theo giá cao su thiên nhiên có diễn biến tích cực.

Ghi nhận về diễn biến giá dầu, ngày 21/10, giá dầu Brent (được xem là tiêu chuẩn cho giá dầu thế giới) đạt gần 86 USD/thùng, tăng hơn 67,8% so với đầu năm. 

Theo Reuters, giá dầu thô chốt phiên giao dịch ngày 20/10 tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2018, phục hồi từ đợt giảm đầu phiên sau khi tồn kho dầu thô Mỹ bất ngờ giảm và dự trữ tại kho lưu trữ lớn nhất của quốc gia này chạm mức thấp nhất trong ba năm.

Yếu tố chính thúc đẩy đà tăng của giá dầu thô là do nguồn cung thắt chặt, cùng với việc Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) duy trì kế hoạch tăng dần nguồn cung thay vì can thiệp để khai thác thêm dầu cho thị trường và khi nhu cầu của Mỹ tăng lên.

Ngoài ra, chia sẻ với người viết, ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hội cao su – nhựa TP HCM, cho biết kinh tế thế giới đang phục hồi trong khi các thị trường cung ứng nguyên liệu cao su như Thái Lan, Indonesia… vẫn đang chịu tác động của dịch COVID-19 dẫn đến nguồn cung cao su thiếu hụt, từ đó đẩy giá cao su lên cao.

Bên cạnh đó, thông tin Bộ trưởng Tài chính và Kinh tế mới của Nhật Bản tuyên bố sẽ có những hành động, chính sách táo bạo để hồi sinh nền kinh tế vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 cũng được xem là yếu tố hỗ trợ giá cao su phục hồi.

Tin tức khác
15/12/2022
Các chuyên gia dự báo trong giai đoạn trung hạn từ năm 2021 - 2024, giá cao su thế giới…
15/12/2022
Cây cao su có tên khoa học là (Hevea brarileneis) thuộc họ thầu dầu, có nguồn gốc từ Nam Mỹ.…
15/12/2022
Cao su tự nhiên là một polyme của isoprene, một hợp chất hữu cơ. Một số quốc gia ở Đông…
15/12/2022
Cả cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp đều giữ một vị trí quan trọng trong ngành công…
15/12/2022
Xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 11/2021 ước tính đạt khoảng 210 nghìn tấn, trị giá 354…
15/12/2022
11 tháng vừa qua, xuất khẩu cao su thiên nhiên của Việt Nam đạt 1,7 triệu tấn với giá trị…
15/12/2022
Theo thống kê, ở nước ta diện tích cao su tiểu điền còn chiếm tỷ lệ khá lớn, khoảng 53%…
15/12/2022
Giá cao su đã quay đầu tăng lên cao nhất trong hơn 3 tháng gần đây nhờ các yếu tố…

Đối Tác